(Dân trí) - Nếu như trong phiên sáng, giá vàng biến động bất ngờ khi chỉ 45 phút đã tăng 850.000 đồng/lượng thì đến đầu phiên chiều lại quay đầu giảm mạnh tới 2,8 triệu đồng/lượng.
Cập nhật lúc 19h ngày 9/3, giá vàng được niêm yết tại 68,4 - 70,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). So với giá lúc 9h45, mỗi lượng đã giảm 2,8 triệu đồng mỗi chiều. Nếu so sánh với giá ngày hôm qua (8/3), chiều mua và chiều bán giảm 1,8 triệu đồng/lượng.
Trước đó, lúc 14h, giá vẫn được doanh nghiệp lớn niêm yết tại 68,8 - 70,62 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trong phiên giao dịch chiều qua (8/3), không ít khách chia sẻ cảm thấy thẫn thờ vì giá biến động quá nhanh. Chỉ 15 phút cuối ngày từ 16h đến 16h15, mỗi lượng vàng đã "bốc hơi" 1,2 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua, bán. Đầu ngày, giá vẫn neo cao trên 73,6 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới lúc 19h chiều nay (9/3), giá vàng giao trên Kitco là 2.016 USD/ounce, tương đương 55,61 triệu đồng/lượng. Nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí), giá vàng thế giới đang rẻ hơn 14,59 triệu đồng/lượng so với giá trong nước.
Đến chiều 9/3, giá vàng "bốc hơi" 2,8 triệu đồng/lượng so với giá lúc 9h45 (Ảnh: IP Thiên).
Hôm qua (8/3), có thời điểm, giá vàng thế giới cán mốc 2.070 USD/ounce khi Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Các chuyên gia cho rằng, căng thẳng chính trị ở Ukraine và các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga khiến vàng tỏa sáng. Do lo ngại, giới đầu tư đang coi vàng như là một hàng rào chống lại các rủi ro và lạm phát.
Nhà phân tích Daniel Briesemann từ hãng Commezbank thông tin, từ khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, các quỹ ETF vàng đã chứng kiến lượng lớn tiền đổ vào.
Theo Bloomberg, hôm qua (7/3), dòng tiền đổ vào các quỹ vàng ETF tương đương 14 tấn vàng, còn tính từ khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ là tương đương 55 tấn vàng.
Ông Bart Melek tại TD Securities cho rằng, các lệnh trừng phạt mà Mỹ, phương Tây nhằm vào Nga khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc, trong đó có vàng.
"Thông thường, giá vàng sẽ được điều chỉnh ngay khi tình hình địa chính trị hạ nhiệt. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điều này khó có thể xảy ra vì thị trường sẽ đối mặt thử thách tiếp theo là lạm phát", ông Bart Melek nói.
Thậm chí, vị chuyên gia từ TD Securities còn dự báo, các lệnh trừng phạt áp lên Nga ngày càng leo thang thì giá vàng có thể tiếp cận mức 3.000 USD/ounce trong thời gian tới.
Cập nhật lúc 19h ngày 9/3, giá vàng được niêm yết tại 68,4 - 70,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). So với giá lúc 9h45, mỗi lượng đã giảm 2,8 triệu đồng mỗi chiều. Nếu so sánh với giá ngày hôm qua (8/3), chiều mua và chiều bán giảm 1,8 triệu đồng/lượng.
Trước đó, lúc 14h, giá vẫn được doanh nghiệp lớn niêm yết tại 68,8 - 70,62 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trong phiên giao dịch chiều qua (8/3), không ít khách chia sẻ cảm thấy thẫn thờ vì giá biến động quá nhanh. Chỉ 15 phút cuối ngày từ 16h đến 16h15, mỗi lượng vàng đã "bốc hơi" 1,2 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua, bán. Đầu ngày, giá vẫn neo cao trên 73,6 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới lúc 19h chiều nay (9/3), giá vàng giao trên Kitco là 2.016 USD/ounce, tương đương 55,61 triệu đồng/lượng. Nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank (chưa thuế, phí), giá vàng thế giới đang rẻ hơn 14,59 triệu đồng/lượng so với giá trong nước.
Đến chiều 9/3, giá vàng "bốc hơi" 2,8 triệu đồng/lượng so với giá lúc 9h45 (Ảnh: IP Thiên).
Hôm qua (8/3), có thời điểm, giá vàng thế giới cán mốc 2.070 USD/ounce khi Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Các chuyên gia cho rằng, căng thẳng chính trị ở Ukraine và các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga khiến vàng tỏa sáng. Do lo ngại, giới đầu tư đang coi vàng như là một hàng rào chống lại các rủi ro và lạm phát.
Nhà phân tích Daniel Briesemann từ hãng Commezbank thông tin, từ khi cuộc chiến ở Ukraine bùng nổ, các quỹ ETF vàng đã chứng kiến lượng lớn tiền đổ vào.
Theo Bloomberg, hôm qua (7/3), dòng tiền đổ vào các quỹ vàng ETF tương đương 14 tấn vàng, còn tính từ khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ là tương đương 55 tấn vàng.
Ông Bart Melek tại TD Securities cho rằng, các lệnh trừng phạt mà Mỹ, phương Tây nhằm vào Nga khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc, trong đó có vàng.
"Thông thường, giá vàng sẽ được điều chỉnh ngay khi tình hình địa chính trị hạ nhiệt. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điều này khó có thể xảy ra vì thị trường sẽ đối mặt thử thách tiếp theo là lạm phát", ông Bart Melek nói.
Thậm chí, vị chuyên gia từ TD Securities còn dự báo, các lệnh trừng phạt áp lên Nga ngày càng leo thang thì giá vàng có thể tiếp cận mức 3.000 USD/ounce trong thời gian tới.
Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chong-mat-nhu-gia-vang-cuoi-ngay-giam-luon-28-trieu-dongluong-20220309081544408.htm
Tags:
Kinh doanh